Bộ tiêu chí Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao – Chuẩn hội nhập là bộ tiêu chuẩn mới của Hội DN Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, được xây dựng dựa trên sự kế thừa các quy định, thực hành hiện có tại VN, được diễn giải và đảm bảo giám sát quá trình áp dụng tuân thủ các quy định về công nhận, chứng nhận quốc tế có liên quan.
Hội luôn duy trì sự tín nhiệm của thị trường đối với Bộ tiêu chí bằng cách thiết lập quan hệ với các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế như FoodPlus GmbH, NOAA Fisheries, GFSI, GMP+ International,…
Để vươn ra thế giới, các doanh nghiệp cần hoàn thiện chất lượng sản phẩm của mình để đáp ứng được tiêu chuẩn của những thị trường khó tính. Do đó, Bộ Tiêu chí HVNCLC – Chuẩn hội nhập ra đời với sứ mệnh tăng cường lòng tin thị trường đối với sản phẩm Việt, tạo cơ hội cho Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm an toàn, chất lượng và có trách nhiệm được thị trường nhận biết và xây dựng nguồn cung cấp sản phẩm an toàn, chất lượng cho xã hội.
HVNCLC: danh hiệu được chính người tiêu dùng VN bình chọn thông qua cuộc điều tra hằng năm trên các tỉnh thành trong nước để lấy ý kiến khảo sát.
HVNCLC – Chuẩn hội nhập: sản phẩm được đánh giá dựa trên các yêu cầu về mặt kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế của các tổ chức như Foodplus GmbH (Global GAP), FDA (Hoa Kỳ), BRC (Anh), IFS…nhằm đảm bảo quy trình sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm luôn được phù hợp.
Bộ tiêu chí được xác định là tự nguyện áp dụng, ra đời với sứ mệnh tăng cường lòng tin thị trường đối với sản phẩm Việt, tạo cơ hội cho Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm an toàn, chất lượng và có trách nhiệm được thị trường nhận biết và xây dựng nguồn cung cấp sản phẩm an toàn, chất lượng cho xã hội.
- Bộ tiêu chí được xây dựng dựa trên nguyên tắc phòng ngừa, loại bỏ và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến an toàn của sản phẩm, tăng cường hiệu quả kiểm soát, giảm chi phí do các hoạt động sữa chữa và khắc phục sự cố.
- Định hướng sản xuất lấy an toàn, chất lượng sản phẩm làm trung tâm, song song với giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường và thực hành trách nhiệm xã hội, từ đó tạo nền tảng cho doanh nghiệp Việt hướng ra thị trường quốc tế.
- Nhà sản xuất và sản phẩm an toàn được thị trường nhận biết qua nhãn “Hàng Việt Nam Chất lượng cao- Chuẩn hội nhập” cùng với các chương trình, hoạt động truyền thông kết nối giữa nhà sản xuất với các hệ thống phân phối và người tiêu dùng.
Đây là bảo chứng về chất lượng sản phẩm liên quan đến yếu tố kĩ thuật và tiêu chuẩn chất lượng, thể hiện tính cam kết của DN và sản phẩm với người tiêu dùng trong nước và thế giới, giúp các đối tác nước ngoài thêm tin tưởng lựa chọn các sản phẩm Việt.
Trong hoàn cảnh “an toàn thực phẩm” tại Việt Nam đang được truyền thông đẩy tới mức khủng hoảng, Bộ tiêu chí trở thành 1 chỉ dẫn và bảo chứng chất lượng cho thực phẩm Việt, đồng thời tạo cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất thực phẩm an toàn, có trách nhiệm được thị trường nhận biết và xây dựng nguồn cung cấp thực phẩm an toàn cho xã hội.
Với Bộ tiêu chí ngành thực phẩm, Hội đồng chuyên gia gồm:
- Ông Nguyễn Quân: Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: Chủ tịch Hội đồng chuyên gia
- Ông Vũ Thế Thành: Chuyên gia độc lập
- Bà Nguyễn Kim Thanh: Chuyên gia độc lập
- Bà Trần Hoàng Yến: Tổ chức VASEP
- Đại diện Trung tâm Quatest 3
- Đại diện chi cục ATVSTP TP.HCM
Các yếu tố cần được đảm bảo trong Bộ tiêu chí:
- Tính minh bạch: mọi giai đoạn trong quá trình sản xuất phải được công khai cho các bên liên quan.
- Sự chính xác: các giới hạn kĩ thuật đề ra dựa trên căn cứ khoa học và thống kê thực tiễn.
- Sự công bằng cho các bên tham gia: phản hồi từ thị trường được điều tra và xử lý thỏa đáng thông qua kênh tiếp nhận thông tin trực tuyến của Hội, làm tiền đề cho cải tiến liên tục nhằm đảm bảo sự ‘hợp thời’ của Bộ Tiêu chí.
- Trang trại nông nghiệp:
– Chăn nuôi: gia cầm, lợn
– Trồng trọt rau màu, trái cây
– Nuôi trồng thủy sản - Nhà máy/ Cơ sở chế biến thực phẩm
- Doanh nghiệp cũng có thể yêu cầu được chứng nhận cho hợp phần sản xuất có trách nhiệm, bao gồm: trách nhiệm với người lao động, với môi trường và mua hàng có trách nhiệm.
Trong năm đầu tiên, Hội dự kiến tổ chức 2 đợt đánh giá cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm. Trong tương lai có thể điều chỉnh tổ chức các đợt đánh giá 1 năm/lần.
Các doanh nghiệp đạt danh hiệu sẽ được đánh giá lại 3 năm/lần
Trong năn đầu tiên (2017) việc đánh giá sẽ được thực hiện bởi các chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và quốc tế. Đối với từng lĩnh vực khác nhau, danh sách chuyên gia đánh giá sẽ khác nhau.
Từ năm 2018 trở đi, quá trình đánh giá được tổ chức và quản lý bởi Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao, việc đánh giá được thực hiện đảm bảo tính minh bạch bởi bên thứ ba có đủ năng lực và chất lượng đánh giá luôn được giám sát, thẩm tra bởi Hội đồng Chuyên gia cao cấp của Hội