16-03-2222 . bởi Phạm Tâm

“Chinh phục tiêu chuẩn Organic JAS, lợi thế kết nối thị trường Nhật”

Vào lúc 14:00 – 17:00 chiều thứ Sáu 18/3/ 2022, Hội DNHVNCLC, Trung tâm BSA phối hợp với Trường Cán bộ Quản lý NN&PTNT II tổ chức tọa đàm: “Chinh phục tiêu chuẩn Organic JAS, lợi thế kết nối thị trường Nhật”. Tọa đàm diễn ra dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến (qua Zoom).Các diễn giả trong tọa đàm
1/Ông Trần Phong Lan, Chủ tịch HĐQT Seagull ADC
2/Ông Đoàn Văn Tài, Giám đốc Hợp tác xã Tấn Đạt, tỉnh Vĩnh Long
3/Bà Tường Mỹ Công ty Yoshimi
4/Bà Ino Mayu, điều phối viên Chương trình “ Seed to Table”.Seagull ADC, thành lập ngày 16/10/2012, đặt giá trị dinh dưỡng và an toàn lên hàng đầu, nông trại ở Hậu Giang định hướng sản xuất hữu cơ. Vào thời điểm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hữu cơ còn mới mẻ, thậm chí lạ lẫm, Seagull ADC đã nói không với các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật độc hại…Năm 2018, Seagull ADC được Chứng nhận Hàng Việt Nam Chất lượng cao- Chuẩn Hội nhập. Tùy nhu cầu thị trường, các nông trại của cả Seagull ADC lẫn Danny Green thực hành tốt bộ tiêu chí HVNCLC-Chuẩn hội nhập, GlobalGAP (Global – Good Agricultural Pratice) và Organic JAS- do Bộ Nông – Lâm – Thuỷ sản Nhật cấp ngày 21/5/2019.Trong tọa đàm này, ông Trần Phong Lan sẽ chia sẻ hành trình chinh phục tiêu chuẩn khắt khe Organic JAS như thế nào và lợi thế kết nối thị trường Nhật được Seagull khai thác ra sao?Tại Festival lúa gạo thường niên (lần V) được tổ chức tại Vĩnh Long tháng 1/2022, HTX Tấn Đạt – đầu tiên và duy nhất ở ĐBSCL – đạt tiêu chuẩn chất lượng hữu cơ EU ( liên minh Châu Âu), USDA (Bộ Nông nghiệp Mỹ) và Organic JAS (chứng nhận hữu cơ của Nhật Bản).Cuộc hành trình tới lúc được công nhận đạt chuẩn hữu cơ kéo dài một thập niên. 10 năm trước, ông Đoàn Văn Tài (Chín Vui) tự áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ trên diện tích 1ha. Hai năm sau mới hoàn thiện quy trình. Suốt 4 năm miệt mài, ông chỉ vận động được 7 nông dân vào Tổ hợp tác sản xuất lúa sạch, quy mô 6 ha. Khi hiệu quả cao gần gấp đôi so sản xuất lúa thông thường; ông vận động thành lập HTX Sản xuất dịch vụ nông nghiệp Tấn Đạt với 15 thành viên tham gia, diện tích 11,5ha. Năm 2019, HTX có 65 thành viên, diện tích “nở nồi” lên 100 ha, khép kín sản xuất hoàn toàn bằng quy trình hữu cơ. Ông Chín Vui vận động thành lập Liên hiệp HTX lúa gạo Vĩnh Long, phân lập từng khu chuyển đổi để sản xuất theo hướng hữu cơ trên diện tích 400ha, với nhiều giống lúa, loại nào cũng không đủ bán.Trong tọa đàm, ông Chín Vui sẽ kể lại hành trình tới tiêu chuẩn Organic JAS và sự kiện toàn hoạt động của HTX kiểu mới, gắn với ý tưởng sáng tạo của Startup – đồng thời là chủ thể OCOP… Liệu có dễ làm theo ông Chín Vui?Phần lớn doanh nghiệp là nguồn cung xuất khẩu sang Nhật đều biết Công ty Yoshimi do bà Tường Mỹ điều hành. Đặc biệt, các doanh nghiệp SMEs ở Trà Vinh biết chị “ Yumi” nhiều hơn do những gợi ý và những trợ giúp kết nối doanh nghiệp địa phương và thị trường Nhật – quốc gia chất lượng này. Tham gia tọa đàm, bà Tường Mỹ sẽ chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về nhịp cầu thương mại Việt – Nhật.Bà Mayu Ino – đến từ Nhật Bản, có rất đông bạn bè là nông dân Việt Nam và doanh nghiệp cùng các nhà hoạt động xã hội Việt Nam.Đến Việt Nam năm 1997, Mayu theo học tại trung tâm Nghiên cứu về Việt Nam và giao lưu văn hoá thuộc khoa Sử, trường đại học Quốc gia Hà Nội. Sau khi tốt nghiêp, Mayu làm việc cho tổ chức tình nguyện quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam, với những phần việc hỗ trợ, xây dựng các dự án cộng đồng cho các nơi khó khăn ở một số tỉnh.Năm 2009, khi tổ chức này ngưng hoạt động ở Việt Nam, cô không trở về Nhật Bản, mà tự đứng ra thành lập tổ chức Seed to Table (Từ hạt giống đến bàn ăn), một mô hình phát triển cộng đồng phổ biến ở Nhật Bản, nhưng còn lạ lẫm ở Việt Nam.Ngoài các chương trình phát triển công đồng tại các tỉnh miền núi phía Bắc, cô Mayu đã làm việc tại tỉnh Bến Tre, và hiện nay tại Đồng Tháp, tập trung ba việc: dạy cho nông dân xây dựng và thực hành tiêu chuẩn hữu cơ PGS, dạy cho HS phổ thông Bến Tre hiểu và thực hành vườn rau hữu cơ tại trường, giúp nông dân chế biế nông sản để xuất khẩu đi Nhật. Hiện, Mayu vẫn duy trì Seed to Table, vẫn gắn bó với nông dân và truyền kiến thức nông nghiệp bền vững cho các em học sinh ở Bến Tre và Đồng Tháp.

Bình Luận