5 công thức digital marketing để ứng phó với diễn biến khó lường của dịch COVID-19
DNVN – Ông Hoàng Quốc, CEO Brndy Agency, là công ty chuyên tư vấn chiến lược và triển khai các hoạt động digital marketing – truyền thông tiếp thị số đã chia sẻ với Doanh nghiệp Việt Nam về 5 công thức digital marketing và truyền thông hiệu quả cho các doanh chủ nhanh chóng ứng biến, thích nghi với diễn biến khó lường của đại dịch.
Nhiều điểm mới trong quản lý quảng cáo xuyên biên giới có hiệu lực từ 15/9 / Tại sao vi phạm bản quyền truyền hình trên Internet diễn ra công khai không ngăn chặn được?
Ông Hoàng Quốc, CEO Brndy Agency, là công ty chuyên tư vấn chiến lược và triển khai các hoạt động digital marketing – truyền thông tiếp thị số.Tình hình dịch bệnh chẳng những khiến cho cuộc sống xáo trộn mà còn mang đến nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, ảnh hưởng trầm trọng đến các doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Ngoài nó một số ngành nghề được xem là “hưởng lợi” theo đại dịch như: Dược phẩm, thực phẩm, thiết bị y tế, game, thương mại điện tử, lương thực… Còn lại đều trở nên khá lận đận khi hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ngừng trệ. Trong giai đoạn “án binh bất động”, nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm tối đa mọi chi phí.
Tuy nhiên, việc tiết kiệm chi phí liệu có phải là việc làm tối ưu của các doanh nghiệp ở thời thời điểm hiện tại, ông Hoàng Quốc, CEO Brndy Agency, chuyên gia về tiếp thị số đã chia sẻ với Doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề này.
Theo ông Hoàng Quốc, nghiên cứu tại McGraw-Hill trên 600 doanh nghiệp từ năm 1980 đến 1985 cho thấy, những doanh nghiệp duy trì việc quảng cáo, kể cả trong thời kỳ suy thoái, về lâu dài sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. Các doanh nghiệp giữ nguyên hoặc tăng ngân sách dành cho quảng cáo trong cuộc suy thoái 1981-1982 đạt được doanh số bán hàng cao hơn các doanh nghiệp ngừng quảng cáo đến 256%. Việc “tạm đóng băng hoạt động trong thời gian dài” có thể gây thất thoát vô cùng lớn. Với tầm nhìn mang thương hiệu Việt vươn xa trên thương trường trong nước và quốc tế, BRNDY đồng hành trong những chiến dịch truyền thông sáng tạo độc đáo và giải pháp digital marketing mạnh mẽ, giúp tăng trưởng độ nhận diện thương hiệu và tối ưu doanh thu trên các nền tảng kỹ thuật số.
Ông Hoàng Quốc đã chia sẻ 5 công thức marketing digital và truyền thông hiệu quả dành cho doanh nghiệp, và tất nhiên sẽ áp dụng được ngay trong thời điểm đại dịch này, cụ thể:
1. Xác định lại nhu cầu khách hàng
Hãy bắt đầu bằng việc “đặt khách hàng làm trọng tâm”. Nhu cầu về sức khỏe đang được quan tâm hàng đầu, và đó cũng là nhu cầu chung của toàn thể người Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng có những mối quan tâm khác trong cuộc sống, nhờ đó có thể thúc đẩy kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong giai đoạn này, nhu cầu ăn ngon – mặc đẹp đang dần chuyển về ăn no – mặc ấm – giữ sức khỏe an toàn. Những nhu cầu hưởng thụ như ăn nhà hàng, xem phim, làm đẹp, mua sắm đều tạm gác lại, thay vào đó là tiết kiệm và tích trữ nhu yếu phẩm cho những trường hợp xấu nhất. Ngoài ra, quỹ thời gian rảnh của người lao động, sinh viên, học sinh cũng tăng lên, kéo theo nhu cầu giải trí online, tại nhà, cũng như mong muốn bổ sung kiến thức tăng cao.
2. Chuyển đổi trọng tâm kinh doanh từ offline sang online
“COVID-19 đã thay đổi hoàn toàn cách các doanh nghiệp vận hành,” John Copeland, Phó Chủ tịch mảng Customer & Marketing Insight tại Adobe nhận định.
Sự thay đổi không chỉ diễn ra một phần, một góc mà đó chính là sự thay đổi hoàn toàn về cả tầm nhìn lẫn chiến lược kinh doanh. Doanh nghiệp nào biết tận dụng marketing trực tuyến sẽ nắm phần thắng trong “cuộc chơi” này.
Những hoạt động offline nhộn nhịp nay trở nên vắng vẻ, thậm chí đóng cửa để bảo đảm giãn cách an toàn. Một số doanh nghiệp nhạy bén đã nhanh chóng chuyển hướng hoạt động sang online. Chẳng hạn, lớp học, workshop trực tiếp nay chuyển sang hình thức livestream, webinar. Nhà hàng, quán ăn nay truyền thông quảng cáo những bữa tiệc giao đến tận nhà. Huấn luyện viên thể dục của các phòng gym nay có thể cung cấp giáo trình online, hướng dẫn và giám sát học viên qua màn hình điện thoại,… Tất cả đều cố gắng tận dụng Internet để ít nhiều duy trì hoạt động kinh doanh thay vì bó tay chịu trận trong thời điểm này.
3. Kinh doanh trong “tương lai” – mô hình xúc tiến sinh lời hiệu quả
Với tình hình hiện tại, sẽ hiếm khách hàng nào chịu chi tiền cho các sản phẩm không thiết yếu, không có nghĩa họ không có nhu cầu. Doanh nghiệp cần nguồn thu để duy trì hoạt động, còn khách hàng có nhu cầu nhưng chưa thể sử dụng lập tức. Hãy nghĩ cách rút ngắn khoảng cách cung – cầu này bằng cách bán trước những dịch vụ dài hạn và có thể bắt đầu kích hoạt sử dụng sau mùa dịch.
Như hãng hàng không AirAsia – 1 trong những đơn vị hàng không thất thu vì “Cô Vy” đang quảng cáo cho việc mở bán trước vé máy bay giá rẻ vào tháng 9 (thời điểm dự kiến dịch đã lắng xuống). Hay một loạt các trung tâm Gym đang phải đóng cửa vẫn truyền thông kích cầu Gói tập với thời hạn có thể kích hoạt khi được phép mở cửa lại, với chi phí hấp dẫn không thể chối từ.
4. Lan toả thông điệp tích cực đến khách hàng
Hãy truyền thông và hướng khách hàng đến một tương lai tươi sáng với những điều tích cực đang chờ đợi họ. Hãy động viên và tiếp thêm cho họ những động lực mới – tạo nên sự tin tưởng.
Chiến lược marketing lúc này không phải “chùn bước”, thay vào đó, đảm bảo doanh nghiệp truyền thông phản ánh đích xác thực tại mới: Nhìn nhận thực tiễn về xã hội, tài chính và nhiều khía cạnh khác trong đại dịch, thấu hiểu mối bận tâm của người tiêu dùng và đưa ra các giải pháp chất lượng.
Yếu tố cảm xúc là vô cùng quan trọng! Khách hàng muốn nhìn thấy sự đồng cảm từ doanh nghiệp trước khó khăn mà họ đang gặp phải, từ đó sử dụng sản phẩm thiết thực thỏa mãn nhu cầu vật chất cũng như tinh thần tích cực hơn…
5. Thừa thắng xông lên: Cơ hội nào cho doanh nghiệp sau đại dịch?
Tỷ phú Mark Cuban từng nói: “Cách các doanh nghiệp ứng xử trong đại dịch sẽ định hình thương hiệu của họ trong nhiều thập kỷ tới”.
Đây là cơ hội để doanh nghiệp có thể đồng hành với người dùng trong thời điểm khó khăn này, và nếu tận dụng tốt cơ hội, doanh nghiệp sẽ có cho mình một nền tảng vững chắc, giúp họ đạt được một lượng lớn lợi nhuận dài hạn từ tài sản thương hiệu.
Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường e dè, ngại ngùng thay đổi và thích ứng với công nghệ số. Nhưng chính COVID-19 đã yêu cầu chúng ta thích ứng với các nhu cầu phát sinh ngắn hạn, tạo ra tiền đề mạnh mẽ chuyển đổi trong dài hạn.
Đây là “thời điểm vàng để hành động” và kêu gọi doanh nghiệp thực hiện các bước cần thiết để dẫn đầu và đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng và xã hội. Những hoạt động mà doanh nghiệp triển khai ngay lúc này để hỗ trợ người tiêu dùng sẽ giúp doanh nghiệp chiếm trọn tình cảm và tác động đến thói quen mua hàng của họ sau này, khi đời sống trở lại bình thường.
Hồ Ngọc
Bình Luận