20-07-2222 . bởi Phạm Tâm

Dư lượng hóa chất và kim loại nặng vượt ngưỡng cho phép

TTO – Gần 50% số mẫu rau quả, trái cây ở các chợ đầu mối xét nghiệm có dư lượng hóa chất, hơn 40% mẫu hải sản phát hiện kim loại nặng, trong đó có nhiều mẫu vượt giới hạn cho phép, cá biệt có sản phẩm phát hiện dư lượng của 7 hoạt chất.

Mọi người nghe đều choáng!

Choáng gì nữa, chuyện xưa rùi, 50% là mẫu lấy được thui, nếu có khả năng kiểm hết thì kết quả còn buồn hơn. Hàng hóa có tiêu chuẩn, có tên tuổi, từng xuất đi Âu, Mỹ, Nhật… mà còn vướng dư lượng thuốc BVTV, SP còn bị trà trộn, giả mạo… VN là khu vực bị cảnh báo đỏ về việc SP giả mạo có tiêu chuẩn, SP không đạt chất lượng…

Fb Phạm Việt Anh: Gian lận thực phẩm (food fraud) là một vấn đề nhức nhối trong thương mại thủy sản vì giá trị hàng hóa và sự phức tạp của chuỗi cung ứng thủy sản. Theo công bố mới nhất của Sophie và et al (2022) thì VN nằm trong vùng rất “đỏ” trên thế giới. Theo báo cáo, có 556 trường hợp xảy ra ở Châu Á thì ở Việt Nam là 194, Trung Quốc là 155 và Ấn Độ đứng thứ 3 với 93 trường hợp. Gian lận thực phẩm có thể gồm: 1) Thay thế loài khác để giảm thuế quan hoặc để che dấu hoạt động khai thác bất hợp pháp; 2) Khai sai nghề hoặc phương pháp khai thác; 3) Trộn lẫn sản phẩm khai thác hợp pháp với sản phẩm khai thác bất hợp pháp; 4) Trộn lẫn loài khác có giá trị thấp hơn hoặc sản phẩm còn chứa dư lượng các chất không được phép sử dụng…

nhà chức trách cần có hành động thiết thực với chiến lược đúng đắn, có tầm nhìn.

VD:

1- kiểm soát cho bằng được lượng thuốc BVTV nhập về VN (hiện nay bình quân mỗi người dân VN đang tiêu thụ 1kg thuốc BVTV/năm);

2- tất cả các nhà đài, truyền thanh, truyền hình, phương tiện truyền thông điện tử, báo chí… phải đóng thuế bằng cách, hằng ngày phải tuyên truyền (như quảng cáo vậy) cho dân biết và ý thức việc sử dụng hóa chất độc hại như thế nào, cách kiểm soát và biết sử dụng đúng;

3- tuyên truyền và hỗ trợ nhà nông, nhà doanh nghiệp chế biến nông sản & thực phẩm xây dựng tiêu chuẩn phù hợp an toàn thực phẩm, theo xu hướng chung của thế giới văn minh;

4- thiết lập hệ thống đánh giá, theo dõi và hỗ trợ nhà nông, doanh nghiệp duy trì và thực hành tốt việc áp dụng tiêu chuẩn trên thực tế chứ không phải chỉ là hình thức;

5- duy trì đào tạo, huấn luyện thêm nhiều nguồn nhân lực biết quản lý và vận hành hệ thống chất lượng, an toàn thực phẩm… để bổ sung cho các HTX, DN… để duy trì việc vận hành quản lý hệ thống;

6- cuối cùng, cần có một nhạc trưởng (lãnh đạo cao nhất) chịu trách nhiệm và có thực quyền để ra quyết định và điều hành cái hệ thống này để nó chạy đúng theo hệ thống đã vạch ra.

Nếu cứ phải phối hợp bộ này + bộ nọ + ban kia… mà không có “thủ lĩnh” và mạnh ai nấy quyết, việc ai nấy lo… thì chị Nguyễn Y Vân sẽ còn dắt tay anh Vũ Như Cẩn tiếp tục ca bài… bao giờ cho đến ngày (hết) mơ… và câu chuyện “choáng” sẽ là “truyện trường kỳ nhiều tập”.

Hoa Bụi

Bình Luận