16-06-2121 . bởi Phạm Tâm

Tại sao các cơ sở kinh doanh hoa quả nhập khẩu phải có HACCP?

(Nguồn: Vincert.vn) Hiện nay, Ngành lương thực, thực phẩm nói chung và riêng ngạch kinh doanh trái cây, hoa quả nói riêng đang phải đối mặt với thực trạng mất niềm tin của người tiêu dùng do không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, việc hoa quả không rõ nguồn gốc xuất xứ và hoa quả Trung Quốc với dư lượng tồn dư chất bảo vệ thực vật độc hại đang tiếp tục tràn ngập thị trường càng làm cho thực trạng trên thêm nhức nhối.

Vậy thì đã có những quy định, tiêu chuẩn gì để đảm bảo cho những đơn vị kinh doanh chân chính?

Đó chính là tiêu chuẩn HACCP- Chứng nhận An toàn thực phẩm

haccp-hoa-qua-nhap-khau

Để hiểu tại sao các cơ sở kinh doanh cần đáp ứng HACCP thì chúng ta cùng tìm hiểu tiêu chuẩn HACCP là như thế nào?

Tiêu chuẩn HACCP là gì?

HACCP (viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Points, được dịch ra tiếng Việt là Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. HACCP được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm.

Nó là hệ thống quản lý chất lượng dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu. Đó là công cụ phân tích nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm. HACCP bao gồm những đánh giá có hệ thống đối với tất cả các bước có liên quan trong quy trình chế biến thực phẩm, đồng thời xác định những bước trọng yếu với an toàn chất lượng thực phẩm. Công cụ này cho phép tập trung nguồn lực kỹ thuật, chuyên môn vào những bước chế biến có ảnh hưởng quyết định đến an toàn chất lượng thực phẩm.

Tiêu chuẩn HACCP do Uỷ ban tiêu chuẩn hoá thực phẩm (CODEX) ban hành lần đầu vào năm 1969, được sửa đổi 2 lần vào năm 1991 và sửa đổi tiếp vào năm 1998. Hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm theo HACCP là bộ các tiêu chuẩn quốc tế và các hướng dẫn về việc tăng cường an toàn thực phẩm trong mọi lĩnh vực sản xuất, chế biến lương thực , thực phẩm, thuỷ sản.

Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn này:

  • Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi
  • Các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, khu chế xuất, thức ăn công nghiệp
  • Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và các tổ chức hoạt đông liên quan đến thực phẩm.
Tại sao lại cần HACCP?

Chia sẻ về điều này, chị Vân – Chủ cửa hàng hoa quả nhập khẩu Tasty Fruits tại Hà Nội cho biết: “Áp dụng HACCP giúp việc kinh doanh trở lên dễ dàng hơn vì tạo được lợi thế rất lớn trong việc nâng cao uy tín sản phẩm với khách hàng”. Việc sản phẩm phù hơp với HACCP và đươc in nhãn dấu chứng nhận  sẽ càng thuận lợi hơn khi lấy được lòng tin người tiêu dùng, thúc đẩy doanh số, tạo dựng thương hiện trên thị trường. Ngoài ra, việc các cơ sở kinh doanh không có hoặc cố tinh không có chứng nhận vệ sinh toàn thực phẩm sẽ bị xử phạt rất nặng của các cơ quan chức năng. Hiện nay, mức phạt có thể lên tới 200 triệu đồng.

Còn đối với người tiêu dùng khi lựa chọn những đơn vị có chứng nhận HACCP thì sẽ giảm được mối nguy về các bệnh truyền nhiễm qua hoa quả, trái cây. Loại bỏ được các nguy cơ về dư lượng tồn dư các chất bảo quản thực vật cực kỳ độc hại. Tăng thêm sự tin cậy vào các đơn vị cung cấp hoa quả sạch, hoa quả nhập khẩu và được cải thiện cuộc sống trong lĩnh vực sức khỏe, kinh tế, xã hội.

Đới với nhà nước đại diện là cục An toàn thực phẩm thì HACCP sẽ là công cụ cải thiện sức khỏe cộng đồng, nâng cao hiệu quả và kiểm soát thực phẩm; giảm chi phí cho sức khỏe cộng đồng; tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thương mại; tạo lòng tin của người dân vào việc cung cấp thực phẩm.

Bình Luận