01-12-2121 . bởi Phạm Tâm

TCVN 5660:2010- Tiêu chuẩn chung đối với phụ gia thực phẩm

Việc sử dụng phụ gia thực phẩm phù hợp với tiêu chuẩn này, cần tuân thủ tất cả các nguyên tắc trong 3.1 đến 3.4.
3.1. An toàn phụ gia thực phẩm a) Chỉ có các loại phụ gia thực phẩm đã được xác nhận và liệt kê trong tiêu chuẩn này, ở mức khuyến nghị đã được đánh giá dựa trên các bằng chứng sẵn có của JECFA không dẫn đến nguy cơ đáng kể đến sức khoẻ cho người tiêu dùng, mới được coi là an toàn. b) Các loại phụ gia thực phẩm trong tiêu chuẩn này phải tính đến ADI hoặc được JECFA đánh giá về độ an toàn tương đương và khả năng ăn vào hàng ngày từ tất cả các nguồn thực phẩm. Khi phụ gia thực phẩm được sử dụng trong các loại thực phẩm dùng cho nhóm người tiêu dùng đặc biệt (ví dụ, bệnh nhân tiểu đường, người ăn kiêng đặc biệt, bệnh nhân bị bệnh cần chế độ ăn lỏng) phải tính đến khả năng ăn vào hàng ngày của họ đối với phụ gia thực phẩm. c) Lượng phụ gia được bổ sung vào thực phẩm phải thấp hơn hoặc bằng mức tối đa và là mức thấp nhất cần thiết để đạt hiệu quả công nghệ mong muốn. Mức sử dụng tối đa có thể dựa theo quy trình trong Phụ lục A và cần đánh giá lượng ăn vào. 3.2. Cơ sở pháp lý của việc sử dụng phụ gia Việc sử dụng phụ gia thực phẩm được coi là phù hợp chỉ khi việc sử dụng chúng cho thấy lợi thế, không gây ra nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ, không gây hiểu lầm cho người tiêu dùng và vì một hoặc nhiều chức năng công nghệ đã định và các nhu cầu nêu trong (a) đến (d) dưới đây, và chỉ khi các mục đích này không đạt được bằng cách khác có hiệu quả hơn về kinh tế và công nghệ: a) Để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm; sự giảm chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm sẽ được điều chỉnh trong các tình huống liên quan đến (b) và cũng trong các tình huống khác khi thực phẩm đó không phải là một phần quan trọng trong chế độ ăn bình thường; b) Để cung cấp các thành phần cần thiết hoặc các thành phần cấu thành thực phẩm sản xuất cho các nhóm người tiêu dùng có nhu cầu chế độ ăn uống đặc biệt; c) Để tăng chất lượng bảo quản hoặc ổn định thực phẩm hoặc để cải thiện các đặc tính cảm quan, mà không làm thay đổi bản chất hoặc chất lượng của thực phẩm để đánh lừa người tiêu dùng; d) Để cung cấp các chất hỗ trợ trong sản xuất, chế biến, chuẩn bị, xử lý, bao gói, vận chuyển hoặc bảo quản thực phẩm, mà phụ gia này không được sử dụng để che giấu sự ảnh hưởng do việc sử dụng các nguyên liệu kém chất lượng hoặc thực hành không tốt (kể cả mất vệ sinh) hoặc kỹ thuật không thích hợp trong toàn bộ các hoạt động này. 3.3. Thực hành sản xuất tốt (GMP) Tất cả các phụ gia thực phẩm thuộc đối tượng của tiêu chuẩn này phải được sử dụng dưới các điều kiện thực hành sản xuất tốt, trong đó bao gồm: a) Lượng phụ gia được bổ sung vào thực phẩm phải được giới hạn đến mức thấp nhất cần thiết để có hiệu quả mong muốn; b) Lượng phụ gia thực phẩm trở thành một thành phần của thực phẩm do kết quả của việc sử dụng chúng trong quá trình sản xuất, chế biến hoặc bao gói thực phẩm mà không phải để đạt được các hiệu quả vật lý hoặc công nghệ khác trong chính loại thực phẩm đó, thì được giảm đến mức có thể; c) Phụ gia thực phẩm có chất lượng thích hợp để dùng cho thực phẩm, được chế biến và xử lý như một thành phần thực phẩm. 3.4. Các quy định kỹ thuật để nhận biết và độ tinh khiết của phụ gia thực phẩm Các phụ gia thực phẩm được sử dụng phù hợp tiêu chuẩn này phải có chất lượng thích hợp dùng cho thực phẩm và phải luôn phù hợp với các yêu cầu về nhận biết, độ tinh khiết theo khuyến cáo của Codex 9), hoặc theo quy định của quốc gia. Theo quan điểm về an toàn, phụ gia đạt chất lượng thực phẩm khi hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật (không chỉ đơn thuần là các tiêu chí đơn lẻ) và thông qua việc sản xuất, bảo quản, vận chuyển và xử lý theo GMP.

Bình Luận