Cạnh tranh gay gắt với trái cây ngoại nhập
Bộ Công Thương cho biết, trái cây ngoại nhập đang ồ ạt vào Việt Nam. Chỉ tính từ đầu năm 2022 đến nay, trung bình mỗi tháng, Việt Nam nhập khẩu khoảng 160-190 triệu USD rau quả ngoại (chủ yếu là trái cây).
Nhìn nhận về xu hướng tiêu dùng rau quả trong thời gian tới, nhiều doanh nghiệp cho rằng, kim ngạch nhập khẩu rau quả ngoại nhập sẽ tăng.
Ước tính, kim ngạch nhập khẩu rau quả ngoại 6 tháng đầu năm đạt gần 1 tỷ USD. Thực tế này cũng làm gia tăng đáng kể sức ép cạnh tranh rau quả ngoại với nông sản trong nước.
Ông Nguyễn Anh Đức, Tổng Giám đốc Saigon Co.op, cho biết, vừa qua hệ thống siêu thị Co.opmart và Co.opXtra trên cả nước lần lượt đưa lên kệ một lượng lớn trái cherry chính vụ được nhập khẩu chính ngạch trực tiếp từ bang California, Hoa Kỳ. Đây là lô hàng cherry chính vụ đạt tiêu chuẩn do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chứng nhận.
Việc tăng cường rau quả ngoại nhập song song với bày bán nông sản Việt xuất phát từ nhu cầu thực tế tiêu dùng, bởi người tiêu dùng trong nước cũng có nhu cầu rất cao với những sản phẩm ngoại nhập.
Còn xét về khả năng cạnh tranh thì rất khó, bởi giữa rau quả nội địa và ngoại nhập có độ chênh lệch rất lớn về giá. Trong đó, rau quả nội có ưu thế hơn. Về chất lượng và tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm thì nhóm rau quả nội địa đạt tiêu chuẩn trong nước và toàn cầu ngày càng phong phú, đa dạng. Hiện nhóm rau quả nội địa vẫn đang nắm giữ phần lớn thị phần trong nước.
Nhìn nhận về xu hướng tiêu dùng rau quả trong thời gian tới, nhiều doanh nghiệp cho rằng, kim ngạch nhập khẩu rau quả ngoại nhập sẽ tăng. Dựa trên những hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, các thị trường xuất khẩu áp dụng mức thuế xuất khẩu 0% với hàng nông sản Việt, thì ngược lại Việt Nam cũng áp dụng mức thuế này cho các nhóm nông sản ngoại nhập của các nước thành viên. Tuy nhiên, lợi thế tiêu dùng vẫn rơi vào nhóm rau quả nội địa vì chất lượng tốt và giá thành phù hợp với đại đa số người dân trong nước.
Theo Minh Xuân/SGGP-ĐTTC
Bình Luận