11-08-2121 . bởi Phạm Tâm

10 quy tắc vàng cải thiện chất lượng triệt để

10 quy tắc vàng cải thiện chất lượng triệt để
Bài viết của Patricia Panchak & Roberto Priolo
Chất lượng sản phẩm là vấn đề mà không một công ty nào cảm thấy hài lòng, dù đã đưa ra các chỉ số đo lường. Cho dù đã cảm thấy hài lòng hay thất vọng với chất lượng cải tiến, các công ty vẫn phải nỗ lực không ngừng để cải thiện chất lượng.
Nhưng phải tập trung vào đâu và làm thế nào để có thể cải thiện quy trình cải tiến chất lượng của mình?
“Dù biết rằng chất lượng kém là do những nỗ lực cải tiến hiện tại còn nhiều thiếu sót nhưng để xác định nguyên nhân thực sự cũng ko dễ gì”, Sadao Nomura – một cựu lãnh đạo của Toyota lưu ý trong phần giới thiệu cuốn sách mới của mình.
Từ những kinh nghiệm đã được đúc kết, Nomura cho hay Ông đã đối mặt vấn đề này trong thời gian làm việc tại Bộ phận Công nghiệp của Toyota Industries Corporation. Qua cuốn sách được viết nên từ những kinh nghiệm của bản thân, ông chia sẻ “ví dụ về các hoạt động mang lại hiệu quả đáng kể trong việc cải tiến chất lượng”. Nomura viết: “Hy vọng bằng cách so sánh những hoạt động cần cải tiến đó với những hoạt động khác trong công ty, bạn sẽ khám phá ra những điều cần làm để cải thiện hoàn toàn chất lượng”.
Xin gửi tới các bạn 10 quy tắc vàng các quy tắc vàng đã sưu tầm được từ cuốn sách của Roberto Priolo, biên tập viên quản lý của Planet Lean

  1. Không có đường tắt nào dẫn đến monozukuri (tạo ra mọi thứ): Trung thực, chắc chắn và cải thiện triệt để các vấn đề, chỉ ra từng khiếm khuyết về chất lượng mà bạn gặp phải.
  2. Đừng cố gắng che giấu những khiếm khuyết về chất lượng. Hãy để bộc lộ ra các vấn đề! Nếu bạn không làm như vậy, nguyên nhân gốc rễ vẫn sẽ tồn tại và chúng sẽ còn tiếp tục xuất hiện lại.
  3. Thực hiện các biện pháp ngay lập tức và triệt để. Tốc độ là chìa khóa. Không giải quyết một vấn đề của ngày hôm nay tương đương việc bạn đang tạo cơ hội cho một vấn đề lớn hơn xảy ra vào ngày mai
  4. Coi các khiếm khuyết về chất lượng như một loại nguồn tài chính. Một khiếm khuyết mang đến cho bạn một vấn đề cần giải quyết. Các biện pháp đối phó ngay lập tức làm giảm chi phí. Tiếp tục nỗ lực hàng năm
  5. Các mặt hàng bị lỗi là một kho các gợi ý để cải tiến. Các mặt hàng bị lỗi đều có cơ hội để cải tiến ! Loại bỏ chúng bằng cách tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ với Gemba và hành động để tránh tái diễn tình trạng này.
  6. Theo dõi và đánh giá các hoạt động chất lượng trong một thời gian dài. Theo dõi các hoạt động trong ít nhất năm năm. Nếu các khiếm khuyết không giảm liên tục, có thể có thiếu sót hoặc sai ở đâu đó
  7. Là một nhà quản lý, hãy nhìn nhận lại bản thân trước khi đổ lỗi cho mọi người Người lao động không bị đổ lỗi với một hệ thống sai lỗi. Các nhà quản lý nên dành thời gian của họ để tiêu chuẩn hóa chất lượng và đào tạo nhân viên.
  8. Nhìn vào biểu đồ chất lượng của bạn từ kích thước phù hợp. Làm rõ mục tiêu, kiểm tra khoảng cách giữa mục tiêu và trạng thái hiện tại, xác định điểm yếu thực sự và có biện pháp đối phó thích hợp.
  9. Tham gia vào giao tiếp genchi genbutsu (hiện trường, hiện vật). Các nhà quản lý nên đưa ra quyết định sau khi thực hiện gemba để xem các khiếm khuyết, làm việc, lắng nghe công nhân và thảo luận với họ.
  10. Trước khi nói rằng bạn không thể làm được, hãy thử nó (như Sakichi Toyota đã nói) Cố gắng và thất bại tốt hơn nhiều so với việc nói lý thuyết hoặc biện minh mà không hành động. Thực hiện quyền lãnh đạo mạnh mẽ ở các vị trí cá nhân!

Bình Luận