ISO 27001 BẰNG CHỨNG BẢO MẬT THÔNG TIN RÕ RÀNG NHẤT CHO KHÁCH HÀNG CỦA MỌI DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng nhưng vẫn thất thu, mất uy tín chỉ vì không bảo mật được thông tin DN. Các mối đe dọa trên không gian mạng có thể tấn công mọi chính phủ và DN xuyên biên giới quốc gia, và có dấu hiệu ngày càng tăng bất chấp nhiều giải pháp và phần mềm được tung ra mỗi ngày trên thị trường công nghệ số. Điều này khiến nội bộ và tổ chức lo ngại về vấn đề rủi ro bảo mật thông tin được lưu trữ.
Lúc này một tiêu chuẩn quốc tế đã được đưa ra để quản lý bảo mật thông tin quan trọng của tổ chức đó là ISO 27001 “Hệ thống quản lý an toàn thông tin”.
ISO 27001 bảo vệ an toàn các quy trình liên quan đến con người và hệ thống công nghệ thông tin bằng cách áp dụng quy trình quản lý rủi ro, các điều khoản hỗ trợ bất kỳ DN nào trong mọi lĩnh vực giữ an toàn cho tài sản thông tin. Đạt và sở hữu chứng nhận ISO 27001 là DN đã sở hữu bằng chứng khẳng định rõ ràng với tất cả các bên liên quan rằng tổ chức của bạn bảo mật thông tin một cách chặt chẽ và có những phương án quản lý rủi ro. Từ đó nâng cao sự hài lòng của khách hàng, cải thiện khả năng giữ chân khách hàng bằng cách:
-Xây dựng niềm tin với khách hàng, đối tác, nhân viên.
-Quản lý rủi ro an toàn thông tin một cách hiệu quả.
-Cung cấp lợi thế cạnh tranh trong đấu thầu.
-Nâng cao danh tiếng thương hiệu và cải thiện tầm nhìn xa của DN.
Tuy nhiên, Các DN còn băn khoăn liệu đạt chứng nhận ISO 27001 có khó hay mất thời gian và tốn kém, đó là vì DN chưa tìm được giải pháp phù hợp với tổ chức mình. Nếu bạn đang muốn xây dựng hệ thống quản lý an toàn thông tin và lấy chứng nhận ISO 27001 nhưng chưa biết cách lên kế hoạch xây dựng và để đạt được giấy chứng nhận, còn băn khoăn về thủ tục hay tìm kiếm sự hỗ trợ theo đúng những điều khoản theo tiêu chuẩn quốc tế.
Dưới đây là các bước cơ bản để xây dựng ISO 27001:
– Cam kết thực hiện dự án của lãnh đạo.
– Thành lập Ban chỉ đạo ANTT.
– Khảo sát đánh giá thực trạng Hệ thống hiện hành.
– Đào tạo nhận thức về ISO 27001.
– Đào tạo viết tài liệu.
– Đưa ra chính sách mục tiêu và phạm vi an ninh thông tin.
– Phân tích, đánh giá rủi ro trong phạm vi của Hệ thống ISMS.
– Lựa chọn mục tiêu, biện pháp kiểm soát phù hợp để thực thi.
– Áp dụng thử.
– Đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ.
– Tiến hành đánh giá nội bộ.
– Hoàn chỉnh hệ thống tài liệu.
– Tiến hành đánh giá thử.
– Khắc phục, phòng ngừa sự không phù hợp.
– Đánh giá chứng nhận.
– Duy trì, cải tiến Hệ thống sau chứng nhận.
Ngoài ra, hệ thống quản lý của DN sẽ được đánh giá bởi tổ chức chứng nhận, hay được gọi là bên thứ 3 để đảm bảo tính công bằng, minh bạch khách quan nhưng cần phải tìm nơi uy tín và tư cách pháp nhân theo đúng luật của Việt Nam.
Minh Quân
Bình Luận