26-05-2121 . bởi Phạm Tâm

Mô hình chăn nuôi lợn đặc hữu có thể tồn tại thêm bao lâu?

Phần lớn nguồn thịt lợn ở Ý sản xuất theo quy trình chăn nuôi công nghiệp, nhưng hiện vẫn còn nhiều nông hộ theo đuổi hướng bền vững nhưng dự báo sẽ sắp tuyệt chủng.

Ông Franco kiểm tra món dăm bông trứ danh vùng Sicily. Ảnh: Guardian
Ông Franco kiểm tra món dăm bông trứ danh vùng Sicily. Ảnh: Guardian

Những con lợn đen bản địa của ông Franco Borrello vẫn được nuôi theo phương thức thả rông ven các chân đồi ở phía đông Sicily. Loài lợn đặc hữu này thường đi lang thang, tự kiếm ăn các loại cây cỏ và rễ cây dại trong rừng sồi rộng 40 ha của gia đình.

Chủ hộ cho biết, mỗi năm ông mất vài con vì giống lợn bản địa lâu đời được người Sicily thuần hóa từ lợn rừng này thường lẻn ra khỏi những hàng rào kim loại.

Ông Franco, 56 tuổi cho biết: “Ông không quan tâm lắm đến điều này bởi thực tế là chúng sống hoang dã. Và đó là cái giá mà chúng tôi sẵn sàng chấp nhận”. Tuy nhiên hiện nay, mô hình chăn nuôi lợn bản địa nhỏ lẻ này đang đối diện rất nhiều khó khăn do nguồn cung thịt lợn ngày càng tăng trong nước, khiến cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không thể cạnh tranh.

Con gái ông Franco bế một con lợn con bản địa được chăn thả tự nhiên và cho nguồn thịt giá trị cao. Ảnh: Guardian
Con gái ông Franco bế một con lợn con bản địa được chăn thả tự nhiên và cho nguồn thịt giá trị cao. Ảnh: Guardian

Theo dữ liệu thống kê, số trang trại chăn nuôi lợn ở Ý đã giảm 76% từ năm 2005 đến năm 2016, mặc dù tổng đàn lợn tương đối không đổi. Điều này có nghĩa là có tới gần 90% trong tổng số 12 triệu con lợn của cả nước được nuôi trong các trang trại công nghiệp.

Khi gia đình ông Franco bắt đầu nuôi loài lợn đen bản địa Sicily khoảng 40 năm trước, giống lợn này đã gần như tuyệt chủng. Con gái của ông Franco, cô Annalaura, 25 tuổi, người quản lý công việc chăn nuôi của gia đình cùng với cha và người em trai, Giuseppe, 21 tuổi cho biết: “Thịt của chúng chứa hàm lượng HDL cao, hay còn được gọi là cholesterol tốt, đóng một vai trò quan trọng trong dinh dưỡng của con người”.

Theo các tài liệu, chính nhờ việc người dân hòn đảo Sicily đã tìm lại được giống lợn đen bản địa, loài chuyên sống lang thang trên dãy núi Nebrodi ở phía đông bắc Sicily và còn để lại những di tích hóa thạch có niên đại từ thế kỷ thứ tám trước Công nguyên. Sau đó nhiều hộ dân địa phương từ từ gây dựng các trang trại chăn nuôi mở loài lợn này ở Sinagra và tuân theo các hình thức chăn nuôi bền vững với môi trường.

Mẹ con đàn lợn đặc hữu ở Sicily được nuôi ngoài trời. Ảnh: Guardian
Mẹ con đàn lợn đặc hữu ở Sicily được nuôi ngoài trời. Ảnh: Guardian

Fabio Ciconte, giám đốc tổ chức môi trường có tên Terra cho biết: “Sản xuất thịt lợn ở Ý là một trong những ngành công nghiệp bị chia rẽ nhất trên thế giới. Trong lĩnh vực này, không có tổ chức, hiệp hội nào được quyền cho phép các nhà sản xuất nhỏ tham gia vào chuỗi phân phối quy mô lớn. Trong khi đó, các nhà sản xuất thị trường ngách tuân theo các phương pháp canh tác bền vững thì tồn tại một cách bừa bãi nhờ việc bán sản phẩm của họ cho các nhà hàng hoặc cửa hàng nhỏ, hoặc họ có thể bán luôn động vật sống của họ. Do vậy họ bị loại ra khỏi thị trường chính thống.

Nhìn từ xa, trang trại của nhà Borrellos – ẩn mình giữa những ngọn đồi xanh tươi của Sinagra và được xuyên ngang qua sông Naso hướng thẳng ra Hobbit Shire, với hàng chục công trình kiến ​​trúc bằng đá có hình dạng như những ngôi nhà nhỏ.

Annalaura, một người chăn nuôi nói: “Chúng được gọi là zimme- những chuồng trại cổ xưa dành cho lợn mà chúng tôi đã phục dựng lại vì chúng ít tác động đến môi trường”.

Trong khi hầu hết đàn lợn bản địa này đều được chăn thả trong tự nhiên, vẫn có một số ít, đặc biệt là lợn nái cùng với lợn con được nhốt trong các chuồng cũi lớn ngoài trời, có cây cỏ bao quanh để chúng có thể được mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

Ông Franco nói: “Lợn của chúng tôi không bao giờ dùng kháng sinh. Bên cạnh quả sồi và trái cây, chúng tôi sử dụng một loại thức ăn gia súc đặc biệt là cỏ khô chỉ nhúng nước đúng một lần. Loại thức ăn này sau đó tự hình thành và hỗ trợ quá trình tiêu hóa của động vật. Chúng tôi nuôi những con lợn này  trong một thời gian khá dài, hầu hết đều không giết mổ chúng dưới hai tuổi. Rõ ràng, tất cả những điều này đều phải trả giá khá cao, không thể cạnh tranh được với giá thịt lợn từ các trang trại quy mô công nghiệp”.

Thịt lợn là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn uống của người dân Ý. Ngoài ra thịt lợn còn là nét đặc trưng trong nhiều truyền thống ẩm thực của đất nước hình chiếc ủng, vốn đã quá nổi tiếng với xúc xích, porchetta, salami và dăm bông chữa bệnh.

Hiện hầu hết các trang trại chăn nuôi lợn bản địa kiểu này đều nằm ở miền bắc nước Ý, trong đó quá nửa ở vùng Lombardy, đặc biệt là ở tỉnh Brescia, nơi có tới gần 1,3 triệu con lợn, nhiều hơn dân số cả tỉnh này là 1,25 triệu người.

Số hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ lẻ ở Ý suy giảm mạnh trong mấy năm gần đây, trong khi tổng đàn lợn cả nước vẫn duy trì. Đồ họa: Guardian
Số hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ lẻ ở Ý suy giảm mạnh trong mấy năm gần đây, trong khi tổng đàn lợn cả nước vẫn duy trì. Đồ họa: Guardian

Viện Công nghiệp nông phẩm Ý, như vậy rủi ro là các cơ sở chăn nuôi lợn quy mô nhỏ sẽ dần dần không chịu được áp lực, và nhường lại thị trường do các trang trại công nghiệp độc chiếm cuộc chơi.

Ngoài ra, dịch bệnh Covid đã làm phức tạp thêm sự tồn tại của các trang trại lợn nhỏ trong nước. Kể từ khi bắt đầu của đại dịch, lượng tiêu thụ thịt nguội đã tăng gần 9%, đã góp phần gây thêm thiệt hại cho các trang trại chăn nuôi nhỏ lẻ.

Gia đình ông Franco cho biết vẫn đang xoay xở để tồn tại, trong khi nhiều đồng nghiệp cũng đang gặp khó khăn vì không thể cạnh tranh nổi các công ty chăn nuôi lớn. “Sắp có thể là dấu chấm hết cho các trang trại chăn nuôi lợn nhỏ lẻ của Ý bởi sinh kế của họ không phải là điều duy nhất bị đe dọa hiện nay”, ông Franco chia sẻ.

Hà Dương(The Guardian)

Bình Luận