9 giờ trước . bởi Phạm Tâm

VÌ SAO NGƯỜI DÂN THÁI LAN ĐỔ XÔ TÌM MUA XUYÊN TÂM LIÊN?

Tuần trước, nghe thông tin về tình hình người Thái Lan đang săn tìm chế phẩm dược từ cây XUYÊN TÂM LIÊN, tôi nhờ mấy người bạn Thái tìm hiểu và gửi thông tin giúp. Sau đây là ghi nhận ngắn về tình hình thực tế này, rất đáng để chúng ta tham khảo.Hiện nay, .người dân Thái Lan đang đổ xô tìm kiếm nguồn dược thảo thiên nhiên vốn bị lãng quên nhiều thập niên qua. Meatha Simavara, Chủ tịch Câu lạc bộ công nghiệp dược thảo Thái Lan, nói rằng NHU CẦU DÙNG XUYÊN TÂM LIÊN HIỆN NAY ĐÃ TĂNG GẤP 3 LẦN so với đợt bùng phát dịch đầu năm ngoái (2020). THÁI LAN TẶNG HẠT GIỐNG XUYÊN TÂM LIÊN CHO DN VÀ NGƯỜI DÂN CHỐNG DỊCH

Có thể là hình ảnh về hoa và ngoài trời

Xuyên tâm liên trong tiếng Thái là fa thalai jone hay kariyat, có tên khoa học là Andrographis paniculata. Dường như đã bị lãng quên ở nhiều nước châu Á sau một thời gian dài, nay loại dược thảo bị bỏ quên này được người Thái đưa trở về dòng chính sự của đất nước và đang bị săn tìm khi số ca nhiễm Covid tăng kỷ lục chưa từng thấy. Một nghiên cứu của Bộ “Dược phẩm thay thế và truyền thống” của Thái Lan phát hiện rằng loại cây này có thể trị các triệu chứng nhẹ ở bệnh nhân nhiễm Covid. Loại cây này có thể hỗ trợ công nhân phòng chống và trị các dạng nhiễm Covid nhẹ khi nhiều người trong số họ chưa được tiêm vaccine giữa lúc số ca lây nhiễm hàng ngày tăng vọt – Phó Chủ tịch FTI Sakchai Unchittikul phát biểu. Vị này đồng thời là Chủ tịch của Học viện các ngành công nghiệp liên quan đến nông nghiệp. Còn theo bác sĩ Kulthanit Wanaratna, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y học cổ truyền Thái Lan, trong vòng ba ngày kể từ khi sử dụng hảo dược Xuyên tâm liên, tình trạng của mọi bệnh nhân đều được cải thiện. Các triệu chứng đã biến mất trong vòng năm ngày và không có tác dụng phụ nào được tìm thấy.Xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn được người dân nhiều nước châu Á như Thái Lan, Việt Nam hay Trung Quốc sử dụng trong việc điều trị các chứng viêm nhiễm nhẹ nhiều thế kỷ quaLiên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan (FTI) vừa gửi 100.000 hạt giống xuyên tâm liên đến các doanh nghiệp thành viên, khuyến khích trồng dược liệu để chữa trị cho công nhân nhiễm Covid. “Khoảng 12.000 xí nghiệp là thành viên của FTI dự kiến sẽ nhận được hạt giống xuyên tâm liên trong tuần này. Nhiều nơi đã chuẩn bị đất để trồng loại dược thảo này”, ông Sakchai phát biểu với Bangkok Post. Liên đoàn FTI sắp tặng hạt giống xuyên tâm liên theo số lượng khác nhau – 50, 100 và 200 hạt – tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp. Các tài liệu hướng dẫn trồng và chăm sóc loại cây này cũng được kèm theo hạt giống. “Dược liệu có thể được thu hoạch trong 110-120 ngày. Loại cây này chỉ cần thời gian ngắn để tăng trưởng”, ông Sakchai nói. Ông cũng hy vọng việc phân phối hạt giống là một cách hữu hiệu giúp các xí nghiệp chống lại sự lây nhiễm Covid-19 và hỗ trợ các nỗ lực điều trị bệnh nhân nhiễm Covid của chính phủ. “Thái Lan sẽ đối diện với tình trạng thiếu hụt xuyên tâm liên trong vòng 1-2 tháng tới. Câu lạc bộ của chúng tôi kỳ vọng rằng sẽ có có nhiều chế phẩm từ cây thuốc này trong vòng 3-4 tháng tới, tức sau mùa thu hoạch dược liệu kế tiếp để đáp ứng nhu cầu tăng cao của nhân dân”, ông Meatha nói. Trước đó, hôm 17/7 Bộ trưởng Tư pháp Somsak Thepsutin công bố với báo chí rằng: Cục Cải huấn đã thử dùng xuyên tâm liên để trị các triệu chứng không nghiêm trọng ở 3.000 tù nhân bị nhiễm Covid-19 ở trại giam Chiang Mai. Kết quả, hầu hết đã khỏi bệnh sau khi chỉ dùng duy nhất loại dược liệu truyền thống này. Một thông tin lý thú từ người bạn Việt Nam sống ở Thái Lan: Có một loại dược liệu nữa mà Thái Lan đang thử nghiệm để chống Covid: Đó là bồng nga truật – Boesenbergia rotundaTrong 122 loại dược thảo mà Thái Lan nghiên cứu để trị Covid-19 thì có 6 loại chữa trị được các triệu chứng nhẹ và 2 thứ hiệu quả hơn hết trong 6 loại này là: Xuyên tâm liên và bồng nga truật (lưỡi cọp, ngải bún, củ ngải).Bồng Nga truật có hình thức giống như củ ngải và hình như dùng làm thực phẩm (nấu ăn) được, người Việt Nam mình lại ăn món này nhiều hơn người TháiCùng với xuyên tâm liên, các loại dược liệu truyền thống đang được người Thái săn lùng để tăng cường sức khỏe trong mùa dịch. Giá các loại gừng trắng non, gừng vàng, củ riềng, lá chanh kaffir và sả đã tăng gần gấp đôi so với cùng thời điểm năm ngoái. Bộ Nội thương hôm 20/7 đã cảnh thương lái đầu cơ nâng giá các loại dược liệu trên có nguy cơ bị phạt đến 7 năm tù và bị phạt tiền 140.000 baht, hơn 98 triệu đồng, hoặc tổng hợp cả hai hình phạt.

Không có mô tả ảnh.

BỘ Y TẾ VIỆT NAM VỪA CHO PHÉP SỬ DỤNG XUYÊN TÂM LIÊN ĐỂ ĐIỀU TRỊ COVID 19.Thông tin này tôi cũng vừa tìm thấy trên báo Lao Động và Tiền Phong điện tử.Hoạt chất chiết xuất từ Xuyên tâm liên như andrographolide và các dẫn xuất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, hạ sốt, an thần, ức chế sự phát triển của các tế bào khối u, bảo vệ gan, chống nọc rắn, và cải thiện chức năng miễn dịch. Qua nghiên cứu, andrographolide và 14-deoxy-11,12-didehydroandrographolide có khả năng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.Xuyên tâm liên có các tác nhân kích thích miễn dịch và kháng vi-rút tự nhiên, một số trong số đó có thể hoạt động để khôi phục sự cân bằng miễn dịch hoặc cân bằng nội môi. Có thể an toàn để sử dụng cả trước và trong khi nhiễm virus COVID-19. Tuy nhiên , mấy hôm nay, tôi thử tìm mua thuốc có vị xuyên tâm liên khắp các nhà thuốc ở TP thì không thấy bán.PS. “Có bệnh thì vái tứ phương, cây này VN xa lạ gì”, một phản xạ tự nhiên có thể dự đoán. Nhưng lần này, có thời gian giãn cách ở nhà, mời bạn tìm đọc 3 công trình nghiên cứu này: (1)Công trình nghiên cứu về loại thảo dược này được hỗ trợ bởi Hội đồng Khoa học Quốc gia Đài Loan (NSC97-2320-B-038-016-MY3 và NSC100-2320-B-038-021-MY3) .

Địa chỉ trên mạng https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3619690/(2) Công trình công phu đặc biệt với rất nhiều tác giả của châu Âu (Ý, Thụy Sĩ) và châu Á (Mã Lai, Indonesia, Đài Loan, Bangladesh…) được công bố (có thể truy cập mở) bởi đơn vị cấp phép MDPT, cơ quan nghiên cứu tại Basel, Thụy Sĩ, Basel). Trang web công bố công trình này: https://www.mdpi.com/2075-1729/11/4/348/htm (3)Công trình nghiên cứu của Bộ Y Tế Úc

VKH

Bình Luận