12-05-2121 . bởi Phạm Tâm

HAI CHÚNG TÔi LÀ NÔNG DÂN THỜI 4.0 !

Mỗi lần nghĩ tới một câu tuyên bố thẳng thừng của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ ngay trên diễn đàn hội nghị và ngay cả trước mặt “ông hữu cơ” Nguyễn Lâm Viên, là tôi cứ phì cười: “Nói thật nhé, hễ tôi ghét ai là tôi xúi người đó đi làm nông hữu cơ, cho họ phá sản luôn”. Lần đó, ông Thanh Mỹ cũng nói y chang vậy trên panel chính của Mekong Connect 2020 mà diễn giả trong nhóm cũng có ông Lâm Viên. Người bị “tấn công”, ông Viên, cười hiền lành, thản nhiên nói về cái “ưu việt” của “Nông pháp hữu cơ mà không trực diện tranh luận.Hai người vẫn đi hai con đường và tôi vẫn đi cạnh họ, theo dõi hàng ngày, thú vị vô cùng, vì sao bạn biết không? Hôm qua, hơn 4000 ngàn thành viên của mạng xã hội Maybe (Maybe you miss the F***ing news) đã like sau khi đọc câu chuyện ông Nguyễn Lâm Viên vừa lấy 200 bằng sáng chế của Hoa Kỳ về công nghệ sấy đông khô. Hơn 140 lời bình luận. 60 lời bình khác, rất chí tình của một tờ báo khác, vnexpress.net. Tôi biết ê kíp của ông đang ngồi lọc ra từng câu…Ông Lâm Viên sáng chế ra công nghệ này 3 năm trước, từ lời than nhớ nước mía Sài Gòn, của cô con gái đã là Tiến sĩ y khoa và đang làm việc tại một bệnh viên Hoa Kỳ, đã là một bà mẹ trẻ mà vẫn nũng nịu với bố. Ông mời ba nhóm chuyên gia, cả nhóm chuyên gia luật pháp bên Mỹ nữa là 4, sau khi nghiên cứu, thử nghiệm và phân tích ở các lab nhiều lần, thấy rằng công nghệ của mình là ổn định và mới. Ngay sau đó, ông đăng ký lấy bằng sáng chế và kiên nhẫn đợi, tiếp tục theo đuổi các sáng chế mới hơn. Với các sáng chế này, ông bắt đầu mở ra một doanh nghiệp khởi nghiệp mới, ở tuổi 60, cho dòng sản phẩm đang là xu hướng mới toàn cầu, “Thực phẩm thay đổi sự sống”.Mọi việc thực sự xuất phát từ lòng thương nhớ con gái nhưng phải được thúc đẩy mãnh liệt và tiếp diễn bằng lòng đam mê và lý tưởng “vì sức khỏe cộng đồng, vì nền nông nghiệp nước nhà” khiến ông tập trung, kiên trì trút túi đầu tư, từ công sức, tiền bạc, thời gian mấy năm qua.Tôi nhớ lại, rất rõ, trong mấy năm đó, chưa có một lần nào mà người phụ trách chương trình Khởi nghiệp Nông nghiệp của Trung tâm BSA đề nghị ông tham gia đồng hành cũng các bạn trẻ (giãng bài, tư vấn, cùng khảo sát, hỗ trợ từng khâu cụ thể…) mà ông từ chối. Hơn 10 nông trường trên cả nước cùng với khu nông nghiệp phức hợp ở Lâm Đồng mấy trăm ha, ông vẫn đều đặn đào tạo 40 kỹ sư trẻ từ Đại học Nông Lâm và giao luôn cho họ quản lý trực tiếp các nông trường. Mấy tháng gần đây, sau khi nhận các bằng sáng chế từ Hoa Kỳ, ông mới cuyên gia khoa dinh dưỡng ĐH Y dược cùng ông tiến hành chương trình “Thực phẩm thay đổi sự sống” hàng tuần, tư vấn cho nhiều doanh nhân và cá nhân NTD sử dụng các loại bột trái cây và men vi sinh để tự chữa trị các bệnh do xáo trộn và mất cân bằng về tiêu hóa, dinh dưỡng.Ông Nguyễn Thanh Mỹ, một Tiến sỹ Khoa học Năng lượng & Vật liệu khi về nước, đã thành lập khu công nghiệp Mỹ Lan với những bằng sáng chế, phát minh trong lĩnh vực hóa dược và quang điện tử , nay đã dựng một DN khởi nghiệp cũng ở tuổi 60 lãnh vực nông nghiệp.Đến thăm khu nông nghiệp vông nghệ cao của ông (xem stt tôi viết ngày…) tôi thấy sức đầu tư đúng nhu cầu Chuyển đổi số trong nông nghiệp, tại một cù lao riêng biệt, cù lao Long Trị, gần khu công nghiệp ML cũ, vẫn đang hoạt động. Thay đổi mô hình kinh doanh, ông Thanh Mỹ tuyển vào 40 kỹ sư lập trình của Đại học Cần Thơ, chuyên tâm nghiên cứu hoạt động nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long và hiện nay, ngoài việc cung ứng các dịch vụ giúp người nông dân canh tác tốt hơn , ông khởi xướng một phương pháp nuôi tôm gọi là “Tôm đạo đức”. Nuôi tôm cho hiệu quả và lợi nhuận cao, cũng lại là một nghề gây tổn hại lớn cho môi trường. Một nghề chăn nuôi cực hot ở Việt Nam hiện nay được tiếp cận bẳng công nghệ 4.0 hoàn toàn khác. Hình ảnh quen thuộc của ông bây giờ là luôn đưa cho xem các hình ảnh, diễn biến kểm soát việc nuôi tôm bằng mobile, cách mà ông đang hướng dẫn tất cả nông dân thàn viên của ông tận dụng các app hết sức bổ ích và cần thiết. 3 nhóm kỹ sư lập trình đang làm việc tích cực mỗi ngày ở Cù Lao Long Trị để làm ra các App và thiết bị giúp nông dân quản lý nông nghiệp số: theo dõi cập nhật GIS từ ảnh Viễn thám mội ngày- Theo dõi mạnh lưới quan trắc trên mặt đất- thu thập dự liệu cùng người nông dân đang canh tác- giúp Truy xuất nguồn góc.Ông phân tích nhiều cái thiếu khiến việc nuôi tôm đại trà đang gây nhiều loại về môi trường và thu nhập khá bấp bênh. Thiếu quan tâm sức khỏe vật chất, tinh thần cho người lao động-Thiếu trách nhiệm về an toàn sinh học cho người tiêu dùng- Thiếu bảo vệ môi trường nói chung. Thiếu kiến thức vận hành trang trại hiệu quả, bền vững. Thiếu thiết bị tự động theo dõi “sức khỏe” tôm mỗi ngày, chất lượng nước hồ nuôi…Tại hội nghị “Nâng cao ngành chế biến nông sản” ở TP Cần Thơ gần đây, ông đưa ra một qui trình dễ hiểu, dễ làm cho người nông dân nuôi tôm được cử tọa nhất là nông dân khá tâm đắc.Ở hội nghị này, tình cờ, sau bài phát biểu của ông là bài về mô hình phát triển trang trại nông nghiệp hữu cơ của ông Nguyễn Lâm Viên. Và rất buồn cười là khi ông Viên đến bắt tay, ông Thanh Mỹ cười khà khà, thẳng thắn: tui vẫn nói, hễ ghét ai, tôi vẫn xúi họ làm nông nghiệp hữu cơ, TRỪ ÔNG VIÊN.Rồi hai ông nông dân ôm nhau cười ha ha sảng khoái. Làm báo như tôi, không chụp được khoảnh khắc đó, thiệt có lỗi.Vậy đó với 2 con đường khác nhau, họ đã “thừa nhận lẫn nhau” và hợp tác thật tương đắc với nhau. Vì họ không chỉ nói, họ làm là chính. Lầm lũi, miệt mài và kiên trì. Họ đầu tư tự thân với mọi rủi ro và đam mê mà làm.Tôi nhẫm xem họ có những gì tương đồng?-Cùng hiểu một qui trình hiện đại cần thiết là sau khi chẩn bị xong mỗi sáng chế, lập tức đi đăng ký để lấy bằng và cũng để nuôi dưỡng “nguồn vốn” lâu dài này, coi nó là đóng góp của chính mình cho tài sản quốc gia.– Họ tuy có khác nhau về phương pháp nhưng lại cùng lý tưởng, mục tiêu và cũng rất hết lòng với con đường của mình. -Hết lòng đầu tư chăm lo phát triển lực lượng trẻ ham học thành những kỹ sư có chuyên môn và yêu nghề để cùng đi xa cho một sự nghiệp nông nghiệp mới thời chuyển đổi số của VN (Mỗi ông đang đào tạo và sử dụng 40 kỹ sư giỏi chứ ít gì)-Hết lòng vì trách nhiệm với công đồng , xã hội. Tạo một dòng sản phẩm đúng trend toàn cầu “Thực phẩm thay đổi sự sống” hay hãy kinh doanh có đạo đức qua chương trình “Tôm đạo đức”.-Tinh nhạy với các cơ hỗi thị trường và tích cực tổ chức mọi cuộc hợp tác, tạo điều kiện có các nguồn lực cùng tham gia công tác, cuộc kinh doanh của mình.Còn gì nữa? Xin thưa, tôi vẫn đang tiếp tục khám phá hai ông nông dân rất Việt Nam thời 4.0, cũng rất Nam Bộ, luôn bất ngờ và thú vị này. Một thông tin: ông Nguyễn Thanh Mỹ thì đang là Chủ tịch CLB. DN dẫn đầu LBC còn ông Nguyễn Lâm Viên đang là Phó chủ tịch Hội DN Hàng VN CHất Lượng Cao, nên hầu như tuần nào chúng tôi cũng gặp nhau cập nhật tình hình hội viên.

Vũ Kim Hạnh

Bình Luận