16-10-2323 . bởi Phạm Tâm

Lên phương án hỗ trợ doanh nghiệp dệt may trước Lệnh 259

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, Bộ Công Thương đã phát đi Công văn đề nghị các Tổ chức nghiên cứu và xây dựng phương án triển khai Lệnh số 259.

Thông tin từ Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) cho biết, vào ngày 20/9/2023, Tổng cục Hải quan Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã ra Lệnh số 259 quy định về việc kiểm tra và chấp nhận hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc, áp dụng biện pháp hành chính đối với việc kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Thông báo số 120 (có hiệu lực từ ngày 01/12/2022) cũng được ban hành để thực thi các quy định tại Lệnh 259 đối với sản phẩm may mặc.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, Bộ Công Thương đã phát đi Công văn số 7006/BCT-KHCN ngày 09/10/2023, đề nghị các Tổ chức đánh giá sự phù hợp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nghiên cứu và xây dựng phương án triển khai Lệnh số 259.

Lên phương án hỗ trợ doanh nghiệp dệt may trước Lệnh 259
Lên phương án hỗ trợ doanh nghiệp dệt may trước Lệnh 259.

Thông tin thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu dệt may từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đã giảm 10% trong 7 tháng đầu năm 2023, đạt 1,96 tỷ USD. Bên cạnh lĩnh vực dệt may, dự kiến Trung Quốc cũng sẽ áp dụng các quy định tương tự đối với sản phẩm xi măng. Với tình hình này, Bộ Công Thương đang bày tỏ lo ngại về việc hoạt động xuất khẩu xi măng từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong tương lai.

Lệnh số 259 yêu cầu các đơn vị, tổ chức nước ngoài đang tham gia giám sát, cấp chứng nhận các tiêu chuẩn cho nông sản, hàng hóa của nước xuất khẩu phải có đăng ký với Tổng cục Hải quan Trung Quốc, để kết quả giám sát, chứng nhận này được sử dụng khi làm thủ tục thông quan.

P.V

Bình Luận