13-01-2222 . bởi Phạm Tâm

Nâng tầm nông sản Việt để đa dạng thị trường xuất khẩu

Về vấn đề ùn ứ nông sản xuất khẩu, trước hết, nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp khiến Trung Quốc tạm dừng thông quan ở hầu hết các cửa khẩu ở một số cửa khẩu.

Bà Nguyễn Cẩm Trang- Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu

Trong khi đó, một số cửa khẩu vẫn được giao nhận thì lại thực hiện các biện pháp chống dịch chặt chẽ là do trong 2 năm qua từ 2020 đến tháng 11/2021.
 Hơn nữa, trong bối cảnh dịch bệnh và tình hình khó khăn song với sự vào cuộc của các bộ ngành, địa phương, đặc biệt là với việc thực hiện Chỉ thị 26 CT/TTg về lưu thông nông sản sang thị trường Trung Quốc thời gian qua thì việc lưu thông, xuất khẩu nông sản vẫn đạt kết quả tích cực và đến hết tháng 11 năm 2021, tăng trưởng xuất khẩu đã đạt 18,3%.
Thông tin này được bà Nguyễn Cẩm Trang- Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đưa ra tại buổi họp báo thường kỳ do Bộ Công Thương tổ chức chiều 12/1 tại Hà Nội.
Theo bà Nguyễn Cẩm Trang, xét về tình hình, từ khi dịch bệnh lần thứ 4 bùng phát ở phía Bắc, Trung Quốc đã có sự quan ngại về tình hình dịch bệnh, dù đã có nỗ lực giao thiệp với phía bạn để không gián đoạn giao thương nhưng phía bạn đã có các giải pháp tăng cường kiểm soát. Đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến tình hình ùn ứ thời gian qua.
Về phía Việt Nam cũng có những nguyên nhân khách quan liên quan đến các hạn chế cố hữu trong sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt Nam thời gian qua như sản xuất chưa đúng với quy trình, tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường.
Hơn nữa, chất lượng hoặc bao gói ở đâu đó vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của thị trường nhập khẩu; việc truy xuất nguồn gốc, đăng ký vùng trồng còn chậm.
Điều này dẫn đến trong số các sản phẩm nông sản xuất khẩu, vẫn có nhiều sản phẩm chưa thể đi chính ngạch mà vẫn phải sử dụng hình thức trao đổi cư dân biên giới để xuất khẩu.
Đối với vấn đề đàm phán, Việt Nam đã ký kết Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) với Trung Quốc; trong đó, Việt Nam đàm phán thuế về 0% đối với các sản phẩm nông sản xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn Diện Khu vực (RCEP). Thế nhưng, đàm phán về quản lý chất lượng còn chậm nên đến nay mới có 9 sản phẩm được công nhận xuất khẩu sang Trung Quốc.
Đồng thời, việc đàm phán về kiểm dịch cũng còn chậm nên 100% sản phẩm trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc đều phải chịu kiểm dịch, trong khi đó, con số này ở Thái Lan là 30%. Đây là khó khăn rất lớn cho nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc.
Khi xuất hiện tình trạng ùn ứ, Chính phủ đã vào cuộc sớm và có các cuộc họp chỉ đạo các bộ ngành nhằm tháo gỡ tình trạng này.
Cùng với đó, Bộ Công Thương và các tỉnh biên giới đã tích cực có các biện pháp tháo gỡ, khuyến cáo doanh nghiệp để có điều tiết tiến độ kịp thời.
Đặc biệt, các địa phương biên giới cũng có những biện pháp phòng dịch đối với các xe, hàng ùn ứ tại cửa khẩu thời gian qua.
Lãnh đạo Bộ Công Thương thời gian qua cũng đã có đoàn công tác đến các tỉnh biên giới nắm bắt tình hình ngay lập tức.

Quang cảnh họp báo

Về đối ngoại, Bộ Công Thương và Bộ Ngoại giao đã trao đổi với phía bạn để có giải pháp kịp thời trước mắt tháo gỡ khó khăn như thống nhất quy trình giao nhận hay kéo dài thời gian thông quan tại cửa khẩu.

Nhờ đó, đến nay tình hình đã có những tiến triển tích cực. Nhiều cửa khẩu đã thông quan trở lại như Quảng Tây đã cho mở lại cửa khẩu tại Đông Hưng từ 10/1.
Đặc biệt, với mặt hàng thanh long, từ 12/1 đã bắt đầu được thông quan qua Lào Cai. Đây là tín hiệu tích cực, thể hiện sự vào cuộc tích cực của các bộ ngành và địa phương biên giới thời gian qua.
Thực tế, tình trạng ùn ứ nông sản trong giai đoạn cận Tết đã xảy ra trong nhiều năm gần đây với những nguyên nhân đến từ nội tại của sản xuất, xuất khẩu nông sản.
Do đó, giải pháp để hạn chế tình trạng này, bà Nguyễn Cẩm Trang cho rằng cần quan tâm chất lượng nông sản xuất khẩu, nâng tầm nông sản xuất khẩu để để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc và thâm nhập vào các thị trường đã ký kết các hiệp định thương mại để tận dụng ưu đãi thuế quan từ thị trường này.
Ngoài ra, đối với địa phương sản xuất, Bộ Công Thương đề nghị địa phương cần quan tâm đến kế hoạch kết nối cung cầu ngay từ đầu vụ, đặc biệt là với người mua, khách hàng tại Trung Quốc.
Lý giải thêm về vấn đề này, bà Nguyễn Cẩm Trang nhấn mạnh: Việt Nam đã có kinh nghiệm từ các địa phương như Bắc Giang, Hải Dương đã làm rất tốt việc kết nối giao thương ngay từ đầu vụ nên vài năm gần đây, không có tình trạng tắc nghẽn với vải thiều ở các địa phương này.
Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng sẽ phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đơn vị đàm phán về kiểm dịch để Việt Nam có nhiều loại quả hơn để xuất khẩu sang Trung Quốc và rút ngắn tỷ lệ trái cây phải kiểm dịch.
Đối với câu chuyện logistics cảng biển, bà Nguyễn Cẩm Trang khẳng định, có thể thấy càng trong bối cảnh dịch bệnh, logistics càng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong giữ vững luồn lưu chuyển hàng hóa.
Chính vì năng lực logistics ở đâu đó chưa đảm bảo yêu cầu nên mới dẫn đến tình trạng có sự ùn tắc cảng biển hoặc chi phí kho vận tăng cao.
Đặc biệt thời gian vừa rồi khi xuất khẩu nông sản qua đường bộ khó khăn thì càng đặt ra vấn đề cần quan tâm đến việc chuyển sang các hình thức khác như đường sắt hay đường biển.
Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ để đề xuất các giải pháp để tháo gỡ khó khăn do ùn tắc trước đây tại cảng Cát Lái khi các địa phương giãn cách trong bối cảnh COVID-19.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đề nghị Hiệp hội Logistics Việt Nam, Hiệp hội Cảng biển có biện pháp giảm phí lưu kho lưu bãi để giảm khó khăn cho doanh nghiệp khi lưu thông thông qua vận tải đường biển./. 

Uyên Hương

Bình Luận