02-11-2121 . bởi Phạm Tâm

Việt Nam đang lãng phí 99,8% giá trị của trái cà phê

Việt Nam – nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Brazil, nhưng Việt Nam đang lãng phí tài nguyên vô cùng lớn, vì có đến 99,8% giá trị trái cà phê bị bỏ đi, trong khi đó người Trung Quốc lại sử dụng những phần này và phát triển thành một ngành kinh tế thế mang về 17 tỷ USD/năm.Việt Nam đang lãng phí 99,8% giá trị của trái cà phêChỉ có 0,2% giá trị trái cà phê được sử dụng là nước uốngTheo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp – phát triển nông thôn (NN-PTNT) Lê Minh Hoan, ở lĩnh vực nông sản, Chính phủ đã ban hành Nghị định khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường trong lĩnh vực chế biến nông sản, nhưng đến nay lĩnh vực này vẫn chưa phát triển như kỳ vọng của Chính phủ .Doanh nghiệp quen với tư duy “đánh” từng thương vụ cho nhanh“Hầu hết doanh nghiệp nông nghiệp đều biết khi nông sản được chế biến thì giá trị sẽ tăng cao, và họ cũng biết nếu công nghiệp chế biến phát triển sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho một chuỗi ngành hàng hơn, nhưng vì sao cho đến nay Việt Nam vẫn xuất khẩu nông sản thô cao hơn sản phẩm chế biến?Có phải do lâu nay doanh nghiệp quen với tư duy “đánh” từng thương vụ cho nhanh, thay vì đầu tư một nhà máy chế biến phải mất từ năm đến bảy năm mới hoàn vốn, mà chưa chắc chế biến trong bối cảnh thị trường sản phẩm nông sản chế biến của các nước hay của các doanh nghiệp đi trước đã đầy trên các kệ hàng ở các siêu thị rồi.Nếu đầu tư xây dựng nhà máy để tạo ra dòng sản phẩm mới cũng tương tự các sản phẩm đã có lo là không được thành công lắm, mà còn mất nhiều thời gian khấu hao, mất thêm chi phí lo về thị trường, quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại… thay vì đánh một thương vụ hạch toán liền biết ngay lời lỗ. Đây là điều mà làm tôi luôn đau đáu”, Bộ trưởng Hoan tâm tư.  Ông Hoan nêu ví dụ, ở Đài Loan có đến 80% nông sản xuất khẩu đã qua chế biến nhưng với Việt Nam thì ngược lại, có đến 80% là xuất nguyên liệu thô còn lại 20% xuất qua chế biến.

 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp – phát triển nông thôn (NN-PTNT) Lê Minh HoanĐể thúc đẩy lĩnh vực chế biến nông sản phát triển cũng như để có nhiều hơn nữa các doanh nghiệp chế biến nông sản, thay vì chỉ đơn thuần mua nông sản xuất khẩu thì bây giờ, các doanh nghiệp có thể giữ lại một phần để chế biến. Để làm được việc này doanh nghiệp cần Chính phủ hỗ trợ chính sách, cơ chế gì để khuyến khích thì Bộ NN-PTNT sẽ sẵn sàng trình Chính phủ.
Vẫn theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, đã đến lúc doanh nghiệp kinh doanh nông sản cần thay đổi tư duy, đừng nghĩ đơn giá trị mà hãy nghĩ đa giá trị. Nếu nói trồng và kinh doanh chế biến cà phê mà chỉ sử dụng là 0,2% giá trị hạt cà phê xay ra và ép lấy nước, phần thịt quả bên ngoài và phần bã bỏ đi thì thật là lãng phí.Với người Trung Quốc, họ lấy bã cà phê làm giá thể trồng nấm hàng năm xuất khẩu 17 tỷ USD nấm trồng trên bã cà phê. Bây giờ, người Trung Quốc đã tiến thêm một bước nữa là sau khi  thu hoạch nấm họ lấy phần bỏ đi của thu hoạch nấm để chế biến trở thành thức ăn cho ngành chăn nuôi.Việt Nam – nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới (sau Brazil) nhưng Việt Nam đang lãng phí tài nguyên vô cùng lớn, vì có đến 99,8% giá trị trái cà phê bị bỏ đi, trong khi đó người Trung Quốc lại sử dụng những phần này và phát triển thành một ngành kinh tế thế mang về 17 tỷ USD/năm.Mượn lời của một nhà kinh tế Mỹ, ông Hoan nói: “Nếu chúng ta nghĩ đó là cà phê thì nó là cà phê, nếu nghĩ cà phê + nấm thì nó sẽ là cà phê + nấm. Nếu nghĩ cà phê + nấm + thức ăn chăn nuôi thì từ trái cà phê sẽ có 3 sản phẩm trên một dòng sản phẩm chính. Đôi khi chúng ta chỉ nhìn thấy một cơ hội mà không để ý đến rất nhiều cơ hội khác, thậm chí những cơ hội chúng ta không nhìn thấy có giá trị hơn giá trị mà chúng ta đang thấy và khai thác”.Ví dụ, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có dòng sản phẩm lúa – tôm rất nổi tiếng, nhưng khi thu hoạch xong thì tôm bán đàng tôm, lúa bán đàng lúa. “Tại sao chúng ta không cộng hai giá trị này vào như là một sản phẩm, để chứng minh sự thích ứng của ĐBSCL với biến đổi khí hậu. Qua đó chúng ta sẽ kể một câu chuyện về giá trị tích hợp trong hộp cơm mà hạt gạo được làm ra trên những mãnh đất mà những con tôm được nuôi dưới tầng nước của mảnh đất lúa đó”, Bộ trưởng nếu vấn đề với doanh nghiệp.Xuất khẩu cà phê sẽ tăng trong các tháng cuối nămTheo Cục xuất nhập khẩu (XNK) – Bộ Công Thương, giá cà phê Robusta trong nước biến động theo xu hướng tăng trước thềm vụ thu hoạch mới. Những ngày giữa tháng 10/2021, giá cà phê Robusta nội địa tăng trở lại. Ngày 18/10/2021, giá cà phê Robusta trong nước tăng 300 đồng/kg (tương đương mức tăng 0,8%) so với ngày 8/10/2021, lên mức 39.500 – 40.400 đồng/kg.Theo số liệu thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 10/2021, xuất khẩu cà phê đạt 47.546 tấn, với 101,76 triệu USD, so với nửa đầu tháng 9/2021 giảm 6,80% về lượng và giảm 2,12% về trị giá.Tháng 9/2021, xuất khẩu cà phê giảm 10,2% về lượng và giảm 6,6% về trị giá so với tháng 8/2021, so với tháng 9/2020 tăng 0,6% về lượng và tăng 11,7% về trị giá. Cộng dồn 9 tháng, xuất khẩu cà phê giảm 5,4% về lượng, nhưng tăng 3,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, đạt 1,18 triệu tấn, trị giá 2,23 tỷ USD. Tháng 9/2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt 2.093 USD/tấn – mức cao nhất kể từ tháng 12/2017, tăng 4% so với tháng 8/2021 và tăng 11% so với tháng 9/2020. Tính chung 9 tháng năm 2021, giá xuất khẩu bình quân đạt 1.884 USD/tấn, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020.Vụ thu hoạch mới tại vùng cà phê Tây nguyên đã được triển khai nhưng dịch bệnh COVID-19 vẫn còn ngăn cản nhân công các nơi khác về tăng cường thu hái. Người trồng cà phê kỳ vọng chính quyền các địa phương sớm có biện pháp hỗ trợ để thu hoạch vụ mùa mới diễn ra thuận lợi.“Nhu cầu tiêu thụ toàn cầu đang tăng, trong khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2021/2022. Bên cạnh đó, các biện pháp giãn cách xã hội đang dần được nới lỏng, tạo thuận lợi cho việc thu hoạch và vận chuyển mặt hàng. Dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ tăng trong các tháng tới”, đại diện Cục XNK cho biết

Bình Luận